Home » giaohoi
Ki tô giáo vào Việt Nam và vào Thái Bình
Năm 1581, dưới triều Mạc Mậu Hợp đã nhận được thư viết bằng chữ Hán của linh mục Qrorani Battista thuộc dòng thánh Phanxico từ Áo Môn xin nhà Mạc cho các linh mục Ki tô giáo vào Việt Nam. Do muốn mở rộng giao thương với các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mạc Mậu Hợp đã sai viết thư chấp nhận đề nghị trên. Năm 1583, linh mục Pablo de Juse ở Tu viện Phi Luật Tân (philippin) cử đoàn truyền giáo do linh mục Diego de Ore Fesa dẫn đầu vào Việt Nam. Dân vùng Hải Đông thấy người lạ định vây đánh, sau thấy họ hiền hậu nên làm nhà trên bờ tạm giữ, và cấp báo về kinh. Vua cho mời họ về kinh, Đạo Ki- tô vào Việt Nam từ đấy.
Không có tài liệu về quá trình truyền giáo từ cuối triều Mạc đến đầu triều Lê Trung Hưng. Theo sách Kỷ yếu Năm Thánh Thái Bình của Tòa giám mục Thái Bình ( Nhà xuất bản Hà Nội – 1966), đạo Ki-tô buổi đầu thâm nhập các làng ven sông Hồng, sông Luộc.
Kẻ Riền, tổng Diên Hà, huyện Diên Hà là một trong 3 cơ sở Ki –tô giáo đầu tiên ở lưu vực nam sông Luộc, từ đầu thế kỷ XVII đã được linh mục dòng Tên đến giảng đạo và xây dựng nhà thờ. Các linh mục Gia, Liêm, Nam, Triệu, Duệ, Liêm, Cảnh, Dom, Mậu đều tích cực truyền giáo trong nhiều huyện hạt vùng phủ Kiến Xương., Khoái Châu (Hưng Yên)… và phát triển lên tận Kẻ Mốt (Bắc Ninh)… sự truyền bá mạnh đến mức đời vua Cảnh Hưng, năm 1773, Tĩnh vương Trịnh Sâm phải ra lệnh bắt cha Dom, cha Hà Trọng Mậu và hai linh mục người Tây Ban Nha tại đây.
Xứ đạo Bắc Trạch cũng do các linh mục ở Kẻ Riền truyền đạo.
Năm 1618, dưới thời Lê Trịnh có ông Phạm Vân Nghiễn được phong bá hộ (Lý trưởng). Phạm Văn Nghiễn người làng Bác Trạch (nay thuộc xã Vân Trường, huyện Tiền Hải) là người hiền lành, có nhiều bằng hữu, quan hẹ sâu rộng. Ông gặp được các cha đang di truyền giáo, các giáo hữu và đón nhận đức tin Thiên chúa rồi chính ông lại là nhịp cầu đưa ánh sáng đức tin đến con em Bát Trạch.
Xứ Trung Đồng (xã Nam Trung, huyện Tiền Hải) do 2 linh mục dòng Tên đến Kẻ Mèn (Trung Đồng) rao giảng. Linh mục Phanxicto Tế - người Tây Ban Nha đã từng đến Xứ này. Buổi đầu Trung Đồng có khoảng 300 tín đồ, đông nhất khu vực giáo dân vùng cửa Ba Lạt; từ đó phát triển ra các họ giáo Đông Phú, Nam Biên, Minh Châu.
Ở lưu vực sông Luộc, 2 họ giáo sớm nhất là Kẻ Bái và Kẻ Ớn. Theo kỷ yếu Năm Thánh Thái Bình: “Mùa thu năm Mậu Dần, niên hiệu Dương Hòa thứ 4 (1638)… Cha Felce Moreldi thuộc dòng Tên – người Ý “Đã đến Kẻ Bái giảng đạo rồi xây dựng nhà thờ. Buổi đầu gọi là xứ Kẻ Bái, sau gọi là xứ đạo Bồ Ngọc thuộc Đàng Ngoài.
Buổi đầu làng Riền có độ mươi nhà theo đạo, theo thời gian dần thành xóm đạo. Đạo hữu tự bầu ra trùm trưởng. Các linh mục bề trên luôn về giảng đạo tin mừng, theo Thánh Mátthêu, Thánh Máccô, Thánh Luca, Gioan… Tất cả tôn vinh Đức Mẹ Maria lên trời quan thày họ giáo.
Sau khi vùng phủ Thái Bình, Phủ Tiên Hưng và Phủ Kiến Xương hình thành được 7 cơ sở Ki-tô giáo, ngày 9-9-1659 Tòa thánh La Mã, Đức Thánh cha Alexandro VII đã ban đoản sắc Supercathedram Principis lập 2 địa phận Ki tô giáo ở Việt Nam: Giáo phận Đàng Trong vùng nam sông Gianh, giáo phận Đàng Ngoài ở vùng bắc sông Gianh.
Tính đến hết thời Tây Sơn (1802), địa bàn 3 phủ Thái Bình, Tiên Hưng, Kiến Xương có 32 nhà thờ.
1 – Duyên Lãng (Kẻ Riền, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà)thành lập năm 1600.
2- Bác Trạch (xã Vân Trường, huyện Tiền Hải) lập năm 1618.
3- Lai Ổn (Xã An Quý, huyện Quỳnh Phục) lập năm 1626
4- Lương Đống (xã Đông Giang, huyện Đông Hưng ) lập năm 1626
5- Kẻ Bái ( Bồ Ngọc, xã QUỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ) lập năm 1638
6- Hữu Tiệm (Xã Quang Hưng, huyện Kiến Xương) lập năm 1692
7- Trung Đồng (xã Nam Trung, huyện Tiền Hải) lập năm 1696
8- Thuần Túy ( xã Đông La, huyện Đông Hưng) lập năm 1700
9- Thượng Phúc (Xã Thụy Sơn. Huyện Thái Thụy) lập năm 1700
10- Bạch Long (xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải) lập năm 1700
11- Nam Lỗ (xã Chương Dương, huyện Đông Hưng) lập năm 1700
12- Ninh Cù (xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy) lập năm 1721
13- An Lạc (xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ) lập năm 1730
14 – Hà Xá ( xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà) lập năm 1740
15- Tô Hồ (xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ) lập năm 1762
16- Khả Lễ (xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương) lập năm 1768
17- Lương Điền (xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải) lập năm 1770
18- Phù Sa (xã Tự Tân, huyện Vũ Thư) lập năm 1785
19- Hoàng Xá ( xã Đông Phương, huyện Đông Hưng) lập năm 1793
20- Tân Châu (xã Đông Minh, huyện Tiền Hải) lập năm 1793
21- Trại Gạo (xã Đông Minh, huyện Tiền Hải) lập năm 1793
22- Hội Khê (xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư) lập năm 1793
23- Thủy Cơ Thái Sa (xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư) lập năm 1793
24- Thanh Ninh (xã Đồng Thanh, huyện Vũ Thư) lập 1796
25- Thân Thượng (xã Quang Bình, huyện Kiến Xương) lập năm 1779
26- Thượng Hộ ( xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư) lập năm 1790
27 – Các Đông (xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy) lập năm 1798
28 – Đồng Bằng (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) lập năm 1800
29- Đại Điền (xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ) lập năm 1800
30- Phù Lưu (xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng) lập năm 1800
31- Vân Am (xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy) lập năm 1800
32- Thiện Lộc (xã Nam Hải, huyện Tiền Hải) lập năm 1800
- Tình hình tranh chấp giữa quan quân Triều Nguyễn với các giáo sĩ dòng Thừa sai.
Xét trên văn bản từ thời Minh Mệnh, triều đình đã tuyên chiến với Ki –tô giáo, nhưng không thấy có tài liệu nào nói ở Thái Bình. Có sát đạo trong thời này. Có thể sĩ phu và dân Thái Bình không vâng lệnh triều đình chăng? Hay là tín hữu Ki tô giáo được người Thái Bình che chở mà trong 21 năm tù Minh Mệnh chỉ thấy có 4 vụ án có quan hệ với Ki tô giáo ở Thái Bình, trong đó có 2 vụ xảy ra ở Bắc Ninh, do quan sở tại Bắc Ninh xử lý.
Vụ xảy ra ở Hải Ninh (huyện Thái Thụy) ngày 28-8-1836 như sau:
Linh mục dòng Đa Minh tên là Xuyên, lại có tên là Doãn, quê ở Hương Diệp (xã Quỳnh Dao, huyện Quỳnh Phụ), sinh năm 1786, lớn lên chịu phép rửa tội rồi theo cha Delgado Y, qua trường chủng viện, năm 1819 được thụ phong linh mục, được phụ trách xứ đạo Phạm Giáo (Nam Định), Kẻ Mèn (Đông Trung, huyện Tiền Hải) và Đông Xuyên. Năm 1916 được cử phò tá cho linh mục Pháp là Fermander Hiền của chủng viện Ninh Cường, sau lại thăng chức quản lý địa phận Đông đàng Ngoài (gồm Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng), giúp linh mục Delgado Y. Các quan tuần phủ Kiến Xương, Thiên Trường nhiều lần đưa tin yêu cầu linh mục Xuyên thi hành chỉ dụ vua ban, về nhà làm ăn. Linh mục Xuyên dốc tâm một lòng vì đạo. Ngày 18-8-1839, khi ông đang hành lễ tại họ giáo Phú Đòng, thuộc họ lẻ xứ Hạ Linh thì bị quan quân vây bắt. Các quan đầu tỉnh Nam Định, trong đó có nửa tỉnh là Thái Bình ngày nay tìm mọi cách khuyên giải nhưng linh mục Xuyên không chuyển ý, bị đòn thảm khốc mà linh mục vẫn chối ý của triều đình. Ngày 21-10, án gửi về kinh; ngàu 21-11-1839, ông bị xử tử tại pháp trường Bảy Mẫu.
Trong 2 năm 1838 và 1840 còn 3 vụ ở Kẻ Mốt (Bắc Ninh) có liên quan đến công dân Thái Bình. Đó là trường hợp Đa Minh Bùi Văn Úy, Augustino Mới, Thomas Đệ, Stehano Vinh.
Đa Minh Bùi Văn Úy sinh năm 1812 tại Kẻ Rèm (Hồng Châu, huyện Đông Hưng) được linh mục tự đưa vào nhà chung học hành, sau thành thày giảng ở Kẻ Danh, rồi sang Kẻ Mốt (Bắc Ninh), được cha Tư ở xứ ấy tin tưởng. Ngày 26-8-1938,ông bị bắt ở Kẻ Mốt trong khi đang thi hành lễ vụ…
Các ông Augustino Mới (không rõ họ) sinh năm 1806, Thomas Đệ sinh năm 1811, Stehano Vinh năm 1813 đều quê ở làng Bồ Trang (xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ); Ông Mới và ông Đệ đều nhận ơn chúa, ông Vinh là dân tự tòng. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên đều lên Kẻ Mốt phục vụ nhà chung xứ ấy, riêng ông Vinh mở cửa hiệu may mặc. Ngày 29-6-1938, quan quân vây ráp xứ đạo Kẻ Mốt, bắt được linh mục Tư. Các ông đều bị bắt theo, coi như tòng đảng. Quan thứ Bắc Ninh yêu cầu họ ly khai đạo, bước qua thánh giá; số người nhát gan, làm càn được thả về. Một số người chạy thoát, 3 người Bồ Trang cùng linh mục kiên quyết giữ đạo, bị giam vào ngục. Ngày 27-6-1840, các vị trên đã bị dẫn ra pháp trường xử tử.
Cùng trong năm, Thomas Toán (quê làng Cần Phán, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ), giữ chức thày giảng, trợ giúp linh mục Tuyên, bị Trịnh Quang Khanh báo Tri phủ Thiên Trường đi lính về bắt. Ông chối từ ly khai đạo, tuyệt thực rồi qua đời ngày 27-6-1940.
Thái Bình là tỉnh có dân chúng hiền hòa, từ cổ đã có tập quán “chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”; có làng thờ thần gắp phân, có làng thờ Tống thái hậu, thậm chí có làng thờ cả Triệu Đà là người diệt quốc gia Âu Lạc… Đó là chuyện riêng, không ai phân biệt, kỳ thị. Với đạo Ki tô cũng vậy. Trong dân gian ở Thái Bình có giai thoại: Một thày chùa làng Thanh Nê (thị trấn Kiến Xương) gặp một thày tu ở Cao Mại, đôi bên thử tài nhau. Linh mục nói: “Trước cửa chùa có cây râm bụt, Bụt không dâm mà mang tiếng dâm”. Nhà sư đối: “Cửa nhà thánh có cây thập ác. Thánh không ác mà mang tiếng ác”. Những chuyện báng bổ lẫn nhau chẳng mấy ảnh hưởng tới dân lương, giáo. “Thánh ai người ấy thờ”, chẳng đạo nào làm việc trái đức mà gọi là đạo.
Tuy nhiên, sự kiện ngày 1-9-1858 có gây cú sốc mạnh trong sĩ phu và dân chúng. Ngày 29-2-1860, đã có 365 thanh niên Thái Bình, Nam Định xung phong vào đánh Pháp ở Đà Nẵng… Tiếp đó, Tú Tài Phạm Huy Quang (quê Phù Lưu, Đông Sơn, huyện Đông Hưng) cùng tú tài Lê Đường dẫn học trò trường Nam Định đến Trình Xuyên vây bắt linh mục Phạm Thuật với lý do: Linh mục bắt dân bỏ công sức đắp đường vào nhà thờ.
Theo điều tra điền dã, ở Thái Bình ít nhất cũng có trên dưới 30 cuộc xông vào các xóm công giáo ép dân bỏ đạo, nhưng điều được người họ hàng trong làng che dấu. Họ giáo Thanh Nê gồm trên 3 chục nóc nhà chạy vào làng Thanh Nê (xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương) đều được đồng bào giúp đỡ; sau này, họ giáo ấy vẫn tồn tại. Các con chiên vùng Đông Quan được Lý trưởng làng Rồi Công (xã Đông An Tràng, huyện Quỳnh Phụ) mở cửa đình cho vào trú…
Theo Kỷ yếu Năm Thánh Thái Bình, giáo phận Thái Bình chỉ có 4 vụ đáng tiếc:
Ngày 5-8-1861, ông Giuse Nguyễn Duy Khang, sinh năm 1832, quê làng Trà Vi, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, từ trẻ đã theo linh mục Mác Thêu Năng (dòng Đa Minh) được gửi vào học trường Kẻ Mốt (Bắc Ninh); sau được linh mục Liêm chọn làm trợ tá. Tỉnh thần Bắc Ninh yêu cầu cha Liêm giải tán chủng viện này. Thày Nguyễn Duy Khang theo cha Liêm xuống thuyền lập tòa giám mục lưu động, về sau bị con trai Trương Bích hận cha đi báo quan. Cha Liêm và thày Khang bị bắt. Thày Khang không chịu bỏ đạo; ngày 6-12-1861 bị thi hành án ở Pháp trường Bảy Mẫu (tỉnh Nam Định).
Tháng 8-1862, xảy ra vụ quan quân huyện Tiền Hải và Phủ Kiến Xương vây ráp làng Đông Phú (xã Nam Trung, huyện Tiền Hải). Hai ông Phêro Đinh Văn Dũng và Phêro Nguyễn Văn Thuần (người Kẻ Mèn- Đông Phú, Nam Trung) bị bắt, 2 ông chối từ. Quan quân triều đình lại đem vợ con 2 ông đến để khuyên giải, các ông đã khảng khái tử vì đạo. Ngày 6-6-1862, các ông bị đưa ra pháp trường xử theo quốc pháp.
Tháng 8-1661, quan quân huyện Tiền Hải vây ráp họ giáo Đông Thành (Tiền Hải). Đa Minh Toại và Đa Minh Huyên vốn là dân chài ngoan đạo bị bắt, giải về làng Tang Giá, huyện Quỳnh Côi (Nay là huyện Quỳnh Phụ). Sau hơn 10 tháng không chịu ly khai đạo và kiên định chống người làm nhiệm vụ giảm cải, các ông bị đưa ra hành quyết vào 5-6-1862.
Trong 4 vụ trên chỉ có 3 vụ diễn ra ở Thái Bình, còn vụ thày Khang và cha Xuyên bị bắt ở vùng Kẻ Mốt.
Sách Bách chi niên của linh mục Quần Phương do nhà Thánh giá- Bùi Chu (in năm 1957-trang 12) đã đưa thông tin sai sự thực: “… Tại địa phận Trung dưới thởi Tự Đức: 3 đức cha tử vì đạo, 38 linh mục tử vì đạo. Một vạn sáu nghìn giáo hữu tử vì đạo. Một vạn giáo hữu bị đi lưu. Một trăm làng phải phá. Trên 4 vạn chết vì phân ráp”.
Theo tài liệu thống kê năm 1993 của người Pháp, ở tỉnh Thái Bình có 36 xứ đạo, 297 họ giáo, 108 nhà thờ, 9 vạn tín đồ (đây là thời cực thịnh Ki tô giáo). Vậy mà linh mục Quần Phương, cho con số 6 vạn 6.000 con chiên bị phát lưu, bị giết, bị chết … là quá sai sự thật.
ở Thái Bình cũng còn có vài ba vụ có tính chất trấn áp tín đồ ở bãi Lạc Đạo (thành phố Thái Bình) hoặc xung quanh khu vực họ giáo vùng Đông Trừ phủ Kiến Xương, nhưng số người bị hại chẳng đáng kể. Sau Hòa ước Giáp Tuất (1662-khi Pháp đánh chiếm Gia Định) việc truyền giáo của dòng Tên ở Việt Nam thuận lợi hơn nhiều, dù thâm tâm vua quan triều đình vẫn chưa mặn mà với tôn giáo phương Tây. Năm Tự Đức thứ 16 (1863) vua kiến nghị với ngưởi Pháp : “Nay đạo trưởng quý quốc và đạo trưởng người Y-pha-nho đến các địa phương chúng tôi không nên ra ngoài số 15 người cư trú ở nước tôi nên phải có số nhất định mà đi truyền tập chớ nên sai trái mới là thỏa hiệp: (Đại Nam thực lục chính biên, tập XXVII). Lại cho các địa phương đặt chức Hương thân cử người có học, có đức đi giảng giải cảm hóa giáo dân hồi hương nhưng không cấm đạo.
Tuy nhiên, từ sau khi được giải tỏa và cả thời kỳ cấm đạo, các linh mục Pháp vẫn hăng hái, kiên trì truyền giáo. Tính đến năm 1884, trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có 72 xứ đạo và họ đạo, dù các thánh đường hầu hết còn bằng tranh tre nứa lá.
- Sự bùng phát Ki tô giáo trong thời thuộc Pháp
Ngày 25-8 năm Quý Mùi (1883), vua quan triều Nguyễn sau khi thất thủ Bắc Kỳ đã phải ký hòa ước Harmand. Ngày 6-6-1884, ký hòa ước Patenotre, công nhận sự bảo hộ của Pháp.
Trước đó, ngày 25-11-1870, Tòa thánh La Mã đã chia địa phận Đàng Ngoài thành địa phận Đông và địa phận Tây. Vùng Thái Bình thuộc giáo phận Đông (Đàng Ngoài), gồm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 5-9-1848, lại ban sắc chia giáo phận Đông thành 2 địa phận Trung và địa phận Đông. Thái Bình thuộc địa phận Trung, gồm Bùi Chu và Thái Bình.
Đạo Ki tô giáo phát triển mạnh, nhất là khu vực tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, ngày 9-3-1936, đức thánh cha Ploxi ban hành sắc chỉ Praeci Puasinterapostolicas thành lập giáo phận Thái Bình- gồm toàn tỉnh Thái Bình và một số xứ đạo, họ giáo thuộc tỉnh Hưng Yên.
Trước cuộc vận động thành lập giáo phận Thái Bình, ngày từ năm 1906, cha cố Tây Ban Nha Andres Kiên đã cho xây chính tòa tại thị xã Thái Bình. Mãi đến năm 1937, khi giáo phận vừa được lập thì thánh đường xứ thị xã thành nhà thờ chính tòa giáo phận. Đức giám mục tiền khởi Casadio Thuận mới truyền cố Tây Ban Nha Rengel Lễ là cha Sở xứ Thái Bình lúc ấy đốc công xây thêm phần nhà thờ từ cánh thánh giá trở lên, đồng thời lập bàn thờ sơn non thếp vàng làm cho ngôi thánh đường trở nên đồ sộ, rộng lớn, bề thế hơn nhiều, xứng với tầm vóc của một thánh đường mẹ, thánh đường của đức giám mục, trung tâm hội tụ phụng vụ của toàn giáo phận. Hai vị có nhiều công lao với giáo phận Thái Bình cần được ghi chép như bậc khai cơ mở vận là linh mục Thuận và linh mục Thái.
Cha bề trên Thuận (tên Việt) đúng tên là Gian Casado. Cha sinh tại Fuentecen tỉnh Burgos ở Tây Ban Nha, ngày 27-12-1886. Gia đình ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, nhưng ông đi theo tiếng chúa gọi, vào tu viện tại Ocana và mặc áo dòng Đa Minh thì 7-12-1906.
Khi ý nguyện sang giảng đạo tại Việt Nam được chấp thuận, thày sáu Casado đã lên tàu ngày 20-1-1911 và được chỉ định đến địa phận trung để giúp việc tông đồ. Ngày 28 cùng tháng đó, thày lĩnh chức linh mục tại Phú Nhai do đức cha Mugnagori Trung chủ phong. Sau đó, cha Casado lần lượt làm phó xứ Quần Phương, Phú Nhai, rồi làm chánh xứ Quất Lâm, Thức Hóa.
Năm 1926, cha giữ chức quản lý địa phận, kiểm hạ Khoái Đồng và tới ngày 9-3-1936, khi Tòa thánh ban sắc thành lập giáo phận Thái Bình, đã ủy nhiệm cha làm bề trên quản trị địa phận mới.
Ngày 15-6 cùng năm, ông được vinh thăng Giám mục. Nhà thờ Thái Bình đã được vinh dự làm nơi thánh biến Đức tân Giám mục nhằm ngày 2-8-1936.
Ngày 26-4-1939 Đức cha đi Roma bái yết Đức Pio XIV vừa đăng quang trên ngôi Tòa thánh Phêro. Sau đó, đức cha trở về thăm Tây Ban Nha. Chiến tranh Thế giới thứ Hai bất ngờ bùng nổ khiến cha không thể trở về được. Đang muốn trở về giáo phận, ông bị một cơn bệnh hiểm nghèo; ngày 22-1-1941, Đức cha từ trần. Tang lễ được cử hành long trọng khắp nơi trong giáo phận. Ông đã xây dựng gần như hoàn toàn bị cơ sở vật chất và tinh thần cho giáo phận.
Kế tục Gioan Casado Thuận là quyền giám mục Sedano Thái. Ông sinh ngày 22-6 -1875 tại Campano Tây Ban Nha. Sau những năm học tập tại quê nhà, ông nhập dòng Đa Minh và được khấn dòng này ngày 16-12-1892, lĩnh chức linh mục trong dòng. Ông được cử đi truyền giáo tại Việt Nam năm 1909; vừa học tiếng, vừa làm cha hạt xứ Cao Mộc (xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ) gần 39 năm. Ông tỏ ra những đức kính cao quý của tông đồ; hăng say truyền giáo, hiền lành và đức độ… nên theo chúc thư của Đức cha Gioan Casano Thuận để lại, cha quyền nhiếp chính Tòa giám mục Thái Bình.
Ngày 24-2-1942, Tòa thánh Vaticang bổ nhiệm cha Santos Ubierna Ninh về Thái Bình giữ chức giám mục, ông Thái vẫn giữ quyền tổng đại diện giáo phận cho đến khi bọn đạo tặc đến tống tiền và bắt đi; mãi đến năm 1946 mới tìm thấy thi hài.
Chính quyền bảo hộ cho phép phát triển tôn giáo. Toàn quyền Pháp tại Đông Dương chủ trương: “Theo tôi thị sự duy trì trọn vẹn, thậm chí tăng cường cách tổ chức cũ kỹ…là một điều tốt”.
Tuy nhiên, một nhà sư đạo Phật và một cố đạo có địa vị khác hẳn. Cố đạo lên huyện, vào tỉnh… quan chức phải ngã mũ chào. Chế độ sưu thuế không phân biệt vùng lương, vùng giáo; nhưng rõ ràng nơi có cố đạo thì lý dịch không dám “phù thu lạm bổ”. Giáo dân có sự che chở của đạo. Chỉ phải thực hiện nghĩa vụ theo chính lệnh, không bị ức hiếp quá đáng. Ruộng đất Nhà chung được mua thêm và ngày càng nhiều. Dân đến cày cấy ruộng chúa được đối xử tốt hơn, đồng công, bát cơm đều khá hơn đi làm thuê cho các điền chủ khác. Hàng vạn dân nghèo đã tìm nơi nương tựa cửa chúa cứu thế. Theo thống kê của người Pháp, năm 1933, tỉnh Thái Bình có 3 trung tâm truyền giáo lớn: ở tỉnh lỵ, Bác Trạch và Cao Mộc; gồm 36 xứ đạo, 297 họ giáo, 108 nhà thờ, 9 vạn tín đồ. Trưởng dòng Đa Minh rất lớn. Riêng dòng truyền giáo Tây Ban Nha, có trên 1.000 mẫu ruộng. Một số họ đòi chia làng và họ đã thắng. Xã Cao Mại Giáo; còn gọi là Cao Mại Nhân, Cao Mại Nghĩa (nay thuộc xã Xuân Hòa) và chia thành Xuân Hòa Lương, Xuân Hòa Giáo. Sát tỉnh lỵ (nay thuộc thành phố Thái Bình) xã Sa Cát chia thành Sa Cát Lương, Sa Cát Giáo… có khá nhiều trại công giáo ra đời.
Theo sách Kỷ yếu năm Thánh Thái Bình, đến năm 1938 -1940 thì giáo phận Thái Bình (có cả phần tỉnh Hưng Yên) có 14 nhà phước, quy tụ 300 nữ tu, 49 nhà chung, quy nạp 450 người nhà chúa.
Riêng Thái Bình có:
- 380 xứ đạo và họ giáo (kể cả họ lẻ)
- Một tiểu chủng viện Mỹ Đức ở làng Cát Đàm (thành phố Thái Bình)
- Một cô nhi viện đặt ở xã An Lập (huyện Đông Hưng)
- Một nhà in Đa Minh Quán
- Một tòa giám mục 3 tầng tại thị xã (nay la thành phố Thái Bình)
Dưới đây là bảng tóm tắt biên niên truyền giáo, thành lập họ đạo, xứ đạo của Ki tô giáo ở Thái Bình trong 400 năm; các bước thăng trầm của dòng Tên và dòng Thừa Sai ở vùng hạ lưu sông Luộc.
- Về Chính tòa giáo phận Thái Bình
Nhà thờ chính tòa: xây tại trung tâm thành phố Thái Bình, do cố đạo Tây Ban Nha Adres Kiên khởi xướng và tổ chức thi công từ năm 1906. Buổi đầu là nhà xứ thị xã Thái Bình. Năm 1937, tách địa phận Thái Bình khỏi giáo phận Bùi Chu, chính tòa thành trung tâm của toàn giáo phận Thái Bình (kiêm thêm một số xứ đạo trên địa hạt tỉnh Hưng Yên). Giám mục truyền khởi là cố Tây Ban Nha Rengel Lễ, thánh đường được tu bổ và mở rộng thêm và tồn tại đến đầu thế kỷ XXI. Hiện nay, nhà thờ đã được xây mới trên nền đất cũ, to lớn, hoành tráng.
- Tiến trình phát triển các họ đạo, xứ đạo ở Thái Bình.
- Giáo xứ An Lập, xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng từ thế kỷ thứ XVII, sinh hoạt trong xứ Kẻ Riền. Năm 1857, đưa trường chủng về đây. Hiện quản 6 hộ giáo trong vùng Hồng Giang và xã lân cận ở huyện Đông Hưng.
- Giáo xứ Bạch Long: Trung tâm tại thôn Bạch Long, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải. Năm 1700, một số dân chài tập hợp và chịu lễ thánh chúa, theo về xứ Bác Trạch. Năm 1862 xây nhà thờ, 1895 xây mở rộng… Hiện quản 9 họ lẻ các xã lân cận thuộc khu vực phía đông huyện Tiền Hải.
- Giáo xứ Bác Trạch: Trung tâm tại nhà xứ Bác Trạch, xã Vân Trường huyện Tiền Hải, sơ khai đạo có từ năm 1618, phụ trách 9 họ giáo lẻ các xã lân cận.\
- Giáo xứ Bồ Ngọc: Xưa là xứ Kẻ Bái, sau đổi là xứ Bồ Ngọc (nay thuộc xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ) được dòng Tên khai mở từ năm 1936; xây nhà thờ năm 1917, quản 4 họ lẻ thuộc các xã lân cận.
- Giáo xứ Bích Du: Được truyền giáo năm 1818, trước lệ vào Ninh Cù (xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy), năm 1994 tách thành xứ. Năm 1921-1929, xây thánh đường, đặt tại thôn Bích Du, xã thái Thượng, phụ trách 3 họ lẻ thuộc vùng lân cận.
- Giáo xứ Bồng Tiên: Được truyền giáo năm 1786, năm 1802, xây nhà thờ, năm 1893 xây mới 9gian thánh đường. Trung tâm giáo xứ tại thôn Bồng Tiên, xã Vũ Tiến huyện Vũ Thư, quản 11 họ lẻ thuộc các xã lân cận.
- Giáo xứ Cao Mại: Thánh đường ở thôn Cao Mại, xã Quang Hưng huyện Kiến Xương; được truyền giáo sớm, trước năm 1876 là họ lẻ thuộc xứ Bác Trạch. Năm 1885 xây nhà thờ, trong kháng chiến chống Pháp, nhà thờ bị cháy. Năm 1989, xây mới phụ trách 5 họ lẻ trong vùng.
- Giáo xứ Cao Mộc: nhà chung đạt tại thôn Cao Mộc, xã Đồng Tiến huyện Quỳnh Phụ, tương truyền có từ sớm, nhà thơ 3 lần trước đều lợp tranh lá; năm 1917, xây lớn. Năm 1927 xât nhà xứ cao tầng, phụ trách 11 họ lẻ.
- Giáo xứ Cổ Việt: ở thôn Cổ Việt, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, thành lập năm 1793, có nhà thờ nhỏ, năm 1891 xây nhà thờ đẹp; hiện có 290 giáo dân, quản thuộc họ lẻ.
- Giáo xứ Duyên Lãng: tên cũ là Kẻ Riền, thuộc xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà; là một trong 3 xứ đạo sớm nhất tỉnh ở Thái Bình. Có từ thế kỷ XVI, trước cớ nhà thờ tranh lá sửa nhiều lần. năm 1891 được xây lớn, năm 1933 sửa chữa, mở rộng; phụ trách 2 họ lẻ.
- Giáo xứ Dương Cước: ở xã Hồng Thái huyện Kiến Xương; thành lập đầu thế kỷ XX. Năm 1930 xây nhà thờ, năm 1995 sửa chữa, quản 4 họ lẻ.
- Giáo xứ Duyên Tục: (tên Nôm là Tuộc): ở làng Duyên Tục, xã Phú Lương huyện Đông Hưng; trước là họ lẻ của xứ Nam Lỗ, năm 1929 tách thành xứ, quản 2 họ lẻ.
- Giáo xứ Đồng Quang: ở xã Vũ An, huyện Kiến Xương. Năm 1745 có 2 tín đồ đầu tiên. Năm 1752 xây nhà thờ nhỏ; 1889 xây nhà thờ khá lớn. Năm 1911 nâng lên hàng giáo xứ. Năm 1954 và 1989 có tu bổ nhà thờ, quản 6 họ lẻ các xã lân cận.
- Giáo xứ Gia Lạc: ở thôn Gia Lạc: ở thôn Gia Lạc, xã Hồng Lý huyện Vũ Thư trước năm 1820 lệ xứ Kẻ Riền, năm 1881 xây nhà thờ. Năm 1990 đại tu; quản 8 họ lẻ.
- Giáo xứ Giáo Nghĩa: ở xã Bình Minh huyện Kiến Xương. Trước năm 1898, là họ lẻ xứ Bác Trạch, có nhà thờ bằng gỗ, lợp ngói.
- Giáo xứ Hà Xá: ở thôn Hà Xá, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà ; được truyền giáo từ năm 1740, trước lệ xứ đạo Tiên Chu (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) năm 1913, tách thành xứ; từ 1930 đã xây thánh đường, năm 1942 khánh thành, có1,146 giáo dân; quản 10 họ lẻ.
- Giáo xứ Hữu Vi: ở làng Hữu vi, xã Nam Chính, huyện Tiền Hải; trước năm 1915 là họ lẻ thuộc xứ Trung Đồng, khi ấy đã có 741 tín đồ, năm 1936, nâng hàng giáo xứ, đã có nhà thờ, năm 1951 xây mới lớn hơn cũ, quản 2 họ lẻ.
- Giáo xứ Lạc Thành: Xây trên địa bàn thôn Lạc Thành, xã Tây Ninh huyện Tiền Hải; trước năm 1893, lệ vào xứ Bác Trạch, năm 1931 tách để nâng cấp xứ đạo, quản 4 họ lẻ.
- Giáo xứ Lai Ổn: được truyền giáo từ năm 1626 (sớm nhất tỉnh Thái Bình), có nhà thờ sớm; trước đây kiêm quản cả xứ Quỳnh Lang, thánh đường chính ở Kẻ Ón (Lai Ổn, xã An Quý, huyện Quỳnh Phụ); quản 8 họ lẻ.
- Giáo xứ Lương Điền: Thuộc xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải; có từ giữa thế kỷ XVII, năm 1803 nâng hàng giáo xứ; quản 4 họ lẻ.
- Giáo xứ Lương Đống: Được truyền giáo từ năm 1626, nhà thờ sơ khai còn trát vách đất. nâng lên hàng giáo xứ, tách khỏi xứ Sa Cát. Năm 1870, xây thánh đường; quản 3 họ lẻ.
- Giáo xứ Nam Lỗ: trước là họ lẻ Sa Cát, được truyền giáo từ thế kỷ XVIII; năm 1908 nâng thành xứ đạo; từ năm 1722 đã có nhà nguyện, năm 1911 xây nhà thờ, quản 12 họ lẻ.
- Giáo xứ Nguyệt Lãng: Thuộc xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, xưa là họ lẻ xứ An Lập; khi ấy gọi là họ Trại Vượt, chỉ có nhà nguyện nhỏ. Năm 1925, xây 5 gian nhà thờ; năm 1932, nâng hàng giáo xứ đạo, quản 6 họ lẻ.
- Giáo xứ Nghĩa Chính: Thuộc xã Phú Xuân, huyện Vũ Thư, trước đây thuộc giáo xứ thị xã; năm 1942 được nâng hàng giáo xứ; quản 12 họ lẻ.
- Giáo xứ Phú Lạc: Được truyền giáo năm 1848, trước thuộc Kẻ Riền, lại chuyển thuộc xứ Duyên Lãng; năm 1946, được nâng hàng giáo xứ, quản 10 họ lẻ.
- Giáo xứ Quỳnh Lang: Thuộc thôn Quỳnh Lang, xã QUỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ; được truyền giáo từ thế kỷ XIX, trước là họ lẻ của Kẻ Bái (Bồ Ngọc). năm 1901, nâng hàng giáo xứ và xây nhà thờ đẹp. Năm 1972, bị hỏa hoạn, sau đó được phục dựng như cũ, quản 10 họ lẻ.
- Giáo xứ Sa Cát: thuộc xã Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình, có từ thế kỷ XVI; năm 1722 được nâng hàng giáo xứ. Các xứ Nam Lỗ, Tràng Quang xưa là họ lẻ của Sa Cát; hiện quản 4 họ lẻ.
- Giáo xứ Thái Xa: Lập năm 1917 tại thôn Thái Sa, huyện Vũ Vân huyện Vũ Thư. Đã có nhà thờ. Trận bão ngày 24-6-1946 làm đổ nhà thờ, mãi sau kháng chiến chống Pháp mới được phục hồi; quản 2 họ lẻ.
- Giáo xứ Thanh Châu: Thuộc xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, trước là họ lẻ xứ Trung Đồng; năm 1038, được nâng hàng giáo xứ. Năm 1938 xât cất thánh đường; quản 13 họ lẻ.
- Giáo xứ Thanh Minh: Thuộc xã Nam Hồng huyện Tiền Hải, xưa là họ lẻ xứ Trung Đồng; được truyền giáo khoảng cuối thế kỷ XVIII; năm 1938 nâng hàng giáo xứ, quản 5 họ lẻ.
- Giáo xứ Thân Thượng: Thuộc xã Quang Bình, huyện Kiến Xương; được truyền giáo khoảng 1770, năm 1779 lập họ giáo, thuộc xứ Bác Trạch; năm 1882 chuyển về xứ Cổ Việt; năm 1954 được nâng lên hàng xứ đạo. năm 1924 xây dựng nhà thờ, hoàn thành năm 1940; quản 4 họ lẻ.
- Giáo xứ Thuần Túy: Ở xã Đông La, huyện Đông Hưng; được truyền đạo khoảng năm 1770, trước là họ lẻ xứ Cao Mộc. năm 1908, xây nhà thờ, năm 1910 khánh thành; năm 1937, được nâng hàng giáo xứ, hiện có khoảng 100 giáo dân; quản 2 họ lẻ.
- Giáo xứ Thượng Phúc: thuộc xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy; được truyền giáo khoảng năm 1700, ban đầu thuộc họ lẻ xứ Kẻ Hệ (Ninh Cù); năm 1890 được nâng hàng giáo xứ. Năm 1986 xây thánh đường, quản 21 họ giáo.
- Giáo xứ Trà Vi: Thuộc xã Vũ Công, huyện Kiến Xương; năm 1802 là họ lẻ xứ Thân Thượng. Năm 1937, được nâng hàng giáo xứ, đầu thế kỷ XIX, nhà thờ bằng gỗ, nay xây theo kiến trúc gô- tích. Đây là họ giáo duy nhất không quản các họ lẻ.
- Giáo xứ Tràng Lũ: thuộc xã An Trang, huyện Quỳnh Phụ, trước năm 1916, chỉ có vài hộ theo Ki tô giáo, lễ ở xứ Cao Mộc; năm 1926 xây nhà thờ; 1990 được đại tu và xây thêm nhà xứ 2 tầng; năm 1948, được nâng hàng giáo xứ, quản 3 họ lẻ.
- Giáo xứ Tràng Quan: thuộc xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng; trước là họ lẻ xứ Sa Cát, được truyền giáo khoảng giữa thế kỷ XIX; năm 1930 được nâng hàng giáo xứ. Năm 1901, xây nhà thờ năm 1992 đại tu; quản 3 họ lẻ.
- Giáo xứ Trung Đồng: Xưa là xứ Kẻ Mèn, được truyền giáo từ dòng Tên năm 1819; được nâng hàng giáo xứ và đã có nhà thờ; năm 1874 được xây dựng lớn; năm 1913 được xây hoàn thiện, to lớn, hoành tráng; nhà thờ xứ có 3.349 giáo dân toàn tròng; quản 6 họ lẻ.
- Giáo xứ Thành phố Thái Bình: Trước năm 2002, gọi là giáo xứ thị xã. Khi còn thuộc về giáo xứ Sa Cát đã có các họ giáo lẻ là Kỳ Bá, Lạc Đạo, Đông Trì, Nghĩa Chính. Ngày 17-8-1908, được nâng lên hàng giáo xứ. Nhà thờ giáo xứ Chính là tiền khởi của Chính tòa giáo phận Thái Bình. Tuy nhiên vẫn có giám mục phụ trách các họ đạo xung quanh thị xã và họ đạo các huyện Vũ Tiên, Thư Trì, ven khu vực giáp ranh giới thị xã (nay là thành phố), hiện phân quyền quản các họ.
- Giáo xứ Vân Am: Thuộc xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy. Năm 1800, đã có giáo sĩ dòng Thừa Sai theo thương quyền vào sông Thái Bình truyền giáo, ban đầu là họ lẻ xứ Kẻ Hệ. Năm 1907, được nâng hàng giáo xứ. Năm 1909 xây nhà thờ gạch ngói (thay nhà tranh lá); năm 1922 lập thêm nhà dòng Đa Minh, hiện có 195 giáo dân. Họ Giáo trực thuộc là Thọ Cách, có 328 giáo dân.
- Giáo xứ Xá Thị: Thuộc xã Thụy Việt, huyện Thái Thụy,, thành lập từ nửa đầu thế kỷ XIX, là họ lẻ xứ Kẻ Hệ. Năm 1907 lập xứ Vân Am, Xá Thị lệ vào xứ Vân Am. Năm 1940 họ giáo xây nhà thờ, năm 1946 nâng hàng giáo xứ…Năm1954, hầu hết giáo dân vào Nam.
- Giáo xứ Xuân Hòa: thuộc xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, hầu hết giáo dân quê gốc xứ đạo Hành Thiện huyện Xuân Trường di cư đến đây vào năm 1882, tự liên kết thành họ giáo. Năm 1909 tự xây nhà thờ, phát triển tới 300 người, được nâng hàng giáo xứ. Thậm chí, dân xin tách làng thành Xuân Hòa lương, Xuân Hòa giáo; quản 23 họ lẻ.
- Giáo xứ Cát Đàm: Thuộc thôn Cát Đàm, xã Đông Hòa thành lập đầu thế kỷ XVIII trước thuộc xứ đạo Sa Cát. Năm 1912, xây nhà nguyện; năm 1920 xây nhà thờ to đẹp, năm 1940 nâng hàng giáo xứ; kiêm quản họ giáo Cát Nội, dù họ này lập từ 1728 nhưng nhỏ, chỉ có 378 giáo dân.
- Giáo xứ Đông Thành: Thuộc xã Nam Hải, huyện Tiền Hải; lẻ tẻ có giáo dân từ sớm nhưng đến năm 1903 mới thành lập họ giáo xứ Kẻ Mèn (Trung Đồng); năm 1903, nâng lên hàng giáo xứ, có nhà thờ to đẹp với 1.043 giáo dân; quản 4 họ.
- Đạo Ki tô trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ 1945-1975
Trong sự nghiệp đấu trah giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, các tổ chức yêu nước ít nhiều thiện cảm với giáo dân. Hầu hết các linh mục đều đứng ngoài chính trị; thậm chí từ mối hận “bình Tây sát Tả”, không ít các bậc chức sắc trong cộng đoàn công giáo có thiên hướng thân Pháp. Còn giáo dân, thấy ai tốt thì theo, ít quan tâm thời cuộc; nhưng nếu được tuyên truyền, không ít giáo họ giáo đã đấu tranh cùng cộng đồng dân tộc. Ông trùm Phan ở họ giáo Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư) trực tiếp quản coi nhà thờ đã đào hầm mới giấu, bảo vệ ông Đặng Xuân Khu là xứ ủy Đông Dương Cộng Sản Đảng, tức đồng chí Trường Chinh- Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản trong các năm 1938-1941. Họ giáo Văn Lăng (xã Bình Minh, huyện Kiến Xương) nhiều năm nuôi giấu ông Nguyễn Đức Tâm là Ủy viên ban Tỉnh ủy Thái Bình, rồi Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, sau này là Ủy viên Bộ Chính trị- Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đàng Cộng sản Việt Nam.
Trong cách mạng tháng Tám (1945) cùng với cả dân tộc, đồng bào Công giáo đã hăng hái tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở các làng xã.
Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao tư tưởng và học thuyết Ki tô giáo. Người nói: Các ông Thích ca, Giêsu, Các Mác đều là bậc triết gia giàu tư tưởng bác ái. Nếu họ là người cùng thời được ngồi luận bàn cùng nhau hẳn rất tâm đắc. Người kêu gọi đoàn kết lương- giáo.
Trong lần về thăm Thái Bình lần thứ 2 (28-4-1946), giám mục Ubierna Ninh, một số xơ nhà Dục Anh cùng các thân hào, thân sĩ được chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp chuyện, tặng chữ ký. Các sơ ở Cô nhi viện An Lập tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư cho nhà Dục Anh: “Kỳ vừa rồi tôi về thăm Thái Bình, được các sơ nhà Dục Anh tặng chiếc khăn thêu rất đẹp. Tôi xem trong mỗi đường kim mũi chỉ đều có tấm lòng các sơ đối với tôi. Thế mới biết đồng bào ta không phân biệt lương, giáo đều hướng về cách mạng”… (trích Thái Bình năm lần đón Bác).
Giới trí thức trọng cộng đồng giáo dân cũng được tôn trọng. Ủy ban cách mạng tỉnh Thái Bình mời ông Trần Đình Trọng giữ chức Cố vấn đặc biệt cho Việt Minh tỉnh và vận động cử tri huyện Kiến Xương bầu ông làm đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… Rất đáng tiếc là ông Trọng đã phụ lòng dân, nghe theo ông Phan Quang Đán (quê xã Chương Dương, huyện Đông Hưng) là Bộ Trưởng Bộ Thông tin trong Chính phủ Bảo Đại, đã bỏ hàng ngũ kháng chiến, theo địch để giữ chức Tỉnh trưởng tỉnh Thái Bình.
Đầu năm 1950, Pháp cơ bản chiếm lĩnh hầu hết địa bàn chiến lược trên địa bàn ở Thái Bình, bước đầu lập được 316 ban tề, xây dựng 117 đồn bốt.
Trong cuộc đấu tranh một còn một mất, đã có không ít cán bộ, đảng viên mất tinh thần; có người tự bỏ tổ chức, thậm chí chạy vào vùng tạm chiếm. Cộng đoàn Ki tô giáo cũng lâm vào tình hình ấy.
Tòa giám mục Thái Bình chủ trương đứng ngoài cuộc chiến, nhưng trên thự tế thì ở vùng do Việt Minh quản lý, giáo dân đứng trong đội ngũ kháng chiến. ở vùng bị tạm chiếm, không ít thanh niên bị kích động đã tuyên chiến với Việt Minh. Do sức ép của ngưởi Pháp, cha Ubierna Ninh đồng ý cho giáo dân thành lập các đoàn vệ sĩ Công giáo; lập các “xứ đạo, họ đạo tự trị” tự bảo vệ thánh đường, không đánh Việt Minh nhưng cũng không để Việt Minh xâm nhập vào họ đạo, xứ đạo. Tính đến tháng 8-1950, đã có 48 nhà xứ, 17 nhà thờ lẻ bị người Pháp dùng gác chuông làm tháp canh, nhà chung thành chỗ đóng quân, 2.000 con chiên chúa trong các đoàn vệ sĩ đã vô tình thành bia đỡ đạn cho quân đội Pháp.
Cộng đồng Ki tô Nam Định, Thái Bình và lực lượng kháng chiến ở 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên được đón 24 vị á thánh do Giáo hoàng tấn phong cho các chiên chúa “tử vì đạo” đã tạo nên sự hoài nghi như đó là động thái hợp đồng hỗ trợ người Pháp lập các xứ “Công giáo tự trị”.
Đầu tháng 4-1951, một trăm giáo dân do linh mục Hoàng Văn Đoàn dẫn đầu đã đến Vaticang dự buổi lễ đặc biệt và long trọng tại điện Vaticang, có sự chủ lễ trực tiếp của giáo hoàng; Tổng giám mục Caribei; Tổng Thư ký bộ lễ thay mặt Giáo hoàng tuyên sắc, phong 25 thánh tử vì đạo của Việt Nam; Trong danh sách có các ông thánh Ninh (quê Trung Linh) thánh Ngôn (họ giáo Liên Thủy), thánh Dũng (họ giáo Đông Thành), thánh Thuần (họ giáo Đông Thành), thánh Dương (họ giáo Doãn Trung), thánh Tọa (họ giáo Đông Thành), thánh Huyền (họ giáo Đông Thành).
Ở xứ Quần Phương (Nam Định) thiết lập đền thờ các thánh “tử vì đạo”; các xứ đạo Thái Bình có chiên chúa trước đây chống lại chỉ dụ Minh Mệnh, Tự Đức… nay được phong hiển thánh, được tổ chức nghi lễ tôn kính long trọng. Thủ hiến Bắc Việt gửi điện mừng, Tỉnh trưởng Trần Bình Trọng thân đến nhà thờ Chính Tòa dự lễ “thánh tử vì đạo”.
Chăn chủ cộng đoàn Ki tô giáo Thái Bình (1942-1955) là Giám mục Santos Ubiena Ninh nhận địa phận Thái Bình chịu nhiều sóng gió. Rất nhiều giáo sĩ đứng ngoài cuộc chiến, thậm chí hướng về kháng chiến. Trong cuộc đấu tranh sửa cống Trà Linh có “hàng trăn tu sĩ, giáo sĩ, cũng viết đơn cho Tòa Khâm mạng ở Hà Nội đòi can thiệp để bảo vệ đời sống nhân dân”. Báo Tia sáng – tiếng nói của Tòa Khâm mạng cũng lên tiếng ủng hộ dân…
Tháng 11-1951, Khâm mạng Đôlay thay ngài Đô Papie sang làm Khâm mạng Tòa thánh Đông Dương, đích thân Khâm mạng đã thu xếp thời gian về thăm cộng đoàn hữu Thái Bình. Giám mục Ninh ra tận cầu thang máy bay đón Khâm mạng về làm lễ ở chính tòa Thái Bình, nhưng do hôm ấy có trận đánh lớn trên Quốc lộ 10 và một số trận trên tỉnh lộ 39 nên chỉ có các chức sắc và ngót một nghìn tín hữu đến dự. Nhân đây, linh mục xứ thị xã Trần Chấn Chỉnh, Trưởng ban “cứu tế nạn nhân chiến tranh” cho xuất bản sách Hoa hồng thiêng, Tôn nữ vương, khích lệ lòng từ thiện trong giáo dân. Các linh mục Lê Quang Oánh, Phan Đức Hiệp, Phan Văn Tước, Mai Đức Tín, Anvari cao có phần quá khích, kích động “vệ sĩ đoàn” vượt quá phận sự bảo vệ thánh đường, tham gia vào các cuộc vây ráp của quân đội liên hiệp Pháp và Bảo chính đoàn, dẫn đến sự chia rẽ nội bộ giáo dân và đội ngũ giáo phẩm. Vụ Việt Minh đánh quân đội Bảo hoàng trong nhà thờ Cao Mại (Kiến Xương), họ chủ trương không xâm phạm nhà thờ, nhưng các súng trọng liên từ gác chuông và các cửa đã nhả đạn khiến một số quân Việt Minh hy sinh. Có kẻ quá khích đã phóng hỏa đốt thánh đường. Các ông Chỉnh, Cao, Tước, Oánh Hiệp nhân đó phát động cao trào “tử vì đạo”.
Phía Việt Minh, lãnh đạo các cấp đều có nhận thức đúng, lương giáo đều là người Việt. Vâng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “… Không phân biệt đảng phái, tôn giáo, hễ là người Việt Nam đều phải đứng lên chống giặc Pháp xâm lược”
Giữa năm 1950, quân Pháp chiếm được khá nhiều xã, huyện; đầu tháng 5-1950, chính quyền Việt Minh lập đội tuyên truyền võ trang thâm nhập các đồn vệ sĩ Phương Xá, Tràng Lũ, Bạch Long, Bồng Tiên, Gia Lạc, Thượng Hộ (huyện Thư Trì), Hà xá, Riền (huyện Hưng Nhân), Quỳnh Lang (huyện Quỳnh Côi), Thược Phúc, Vạn Đồn (huyện Thụy Anh).
Tháng 3-1953, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị tại chùa Đọ, xã Đông Sơn, Đông Hưng gồm 400 đại biểu để thống nhất Mặt Trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt, chủ trương “Lương giáo đoàn kết đánh Pháp”. Tháng 6-1950, khu III ra chỉ thị “Lương giáo đoàn kết kháng chiến”, lập tổ chức “Tôn giáo vận”. Các trùm trưởng ở Xuân Bảng (Bình Nguyên), Thuyền Định (Trà Giang), Trình Nhất (An Ninh), Ngái (Quang Bình)… công khai ủng hộ kháng chiến. Gần 20 bình sĩ Bảo hoàng ở xứ Cao Mại, Bắc Trạch bỏ súng về quê. Hai linh mục Mai Đức Tín (xứ đạo Phương Xá, huyện Đông Hưng), Anvari Cao hợp tác với Pháp đã bị quần chúng biểu tình phản đối… Nhiều chức sắc tôn giáo bước đầu có thiện cảm với Chính phủ kháng chiến. Giám mục Ubirna Ninh không khống chế nổi tình hình trước sự phân hóa trong cộng đồng các chiên chúa.
Tháng 7-1954, Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hóa ký Hiệp định Giơ –ne –vơ, tuyên bố đình chiến và quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, lấy sông Bến Hải (tỉnh Quảng Trị) làm giới tuyến tạm thời. Quân đội quốc gia Bảo hoàng của Quốc trưởng Bảo Đại rút về phía Nam. Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Miền Nam tập kết ra Bắc.
Thủ tướng ngụy quyền là ông Ngô Đình Diệm (em trai Giám mục Ngô Đình Thục) chủ trương vận động đưa toàn bộ giáo dân ở miền Bắc chuyển cư vào Nam.
Giám mục Ubierna Ninh đã bỏ giáo phận, di cư vào Nam; để mặc các ông Trần Chấn Chỉnh, linh mục Oánh… tác qoai tắc phúc dụ dỗ gần nửa đạo hữu Thái Bình bỏ quê hương, di cư vào Nam.
Kỷ yếu Năm Thánh Thái Bình (trang 13) ghi: “Cuộc di cư theo Hiệp định Giơ ne vơ đã để lại cho giáo đoàn không ít tồn thương. Đức cha (Ubierna Ninh) cùng một số đông linh mục, nam, nữ tu sĩ và gần nửa phần dân giáo phải tạm thời xa đất mẹ Thái Bình… Tiểu chủng viện Mỹ Đức trường Hưng Yên, dòng Đa Minh phải ngừng hoạt động vì không có nhân sự. Một số nhà thờ, nhà chung không có người chăm sóc; số linh mục còn lại quá ít ỏi”.
Từ năm 1954-1975, cộng đồng Ki tô giáo Thái Bình (do hoàn cảnh đất nước chia 2 miền Nam – Bắc nên cũng phải chia 2 ngả. Ngót nửa số tín đồ vào Nam do cha dòng Đa Minh là Vũ Bội Quỳnh tạm thời nhiếp chính. Ngày 13-8-1955, Khâm mạng Tòa thánh chính thức bổ nhiệm cha Cao Xuân Túc phụ trách các nhóm họ giáo Thái Bình ở Sài Gòn, Cao Nguyên trung phần và miền Trung. Thị xã Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận) được chọn đặt tiểu chủng viện Thái Bình. Mọi việc ngoài Bắc ở các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên do linh mục Đinh Đức Trụ tạm thời nhiếp chính.
Khi giáo dân đổ vào Nam, linh mục Trụ tình nguyện ở lại cùng cộng đoàn giáo dân trên đất mẹ. Cha Ninh, cha Chỉnh vào Nam, Chính tòa Thái Bình không có người chăm sóc, Ủy ban Hành chính tỉnh Thái Bình, Mặt trận Liên Việt cử cán bộ về Nguyệt Lãng thuyết phục mờ cha Đinh Đức Trụ về tỉnh tiếp nhận chính tòa. Khi biết linh mục ở lại, hàng vạn giáo hữu hân hoan kéo về nhà thờ chính chúc mừng. Chính quyền và giáo dân đều tín nhiệm ông.\
Chưa rõ do sức ép nào, một số giáo dân lên tỉnh nhờ linh mục tạo điều kiện cho họ ra Hải Phòng để vào Nam, linh mục đã giúp họ. Chính quyền đến Chính tòa yêu cầu linh mục tạm giao quyền quản lý giáo dân cho “Hội Đồng quản trị giáo phận lâm thời”, triệu ông đi chất vấn (có ý kiến: linh mục bị bắt). Các linh mục còn lại ở Thái Bình làm đơn và đến chính quyền đề nghị đưa cha về quản lý chính tòa. Cha Trụ được trả về tiếp tục giữ vị trí nhiếp chính. Ngày 24-11-1959, Cha Trụ được tấn phong Giám mục địa phận Thái Bình, đích thân Tổng giám mục Trịnh Như khuê tổ chức lễ tấn phong tại nhà thờ Lớn Hà Nội.
Tuy nhiên, từ sau năm 1954 đến những năm cuối thập kỷ 60, sự lãnh đạo của các chức sắc Ki tô giáo trong đó đứng đầu là giám mục Đinh Đức Trụ có những biểu hiện thiếu tinh thần hòa hợp,nhất là ở thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp. Có thời điểm tình hình trở nên nghiêm trọng để kẻ xấu lợi dụng. Từ sau khi một số tổ chức đảng phái chính trị như cần lao nhân vị, Quốc gia Liên việt Đảng, Tinh hoa quốc… bị triệt phá, kết hợp với quá trình kiên trì thuyết phục của các ngành chức năng, giám mục Trụ đã điều chỉnh hành vi của mình trong cương vị trụ trì giáo phận.
Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Tòa giám mục đi đến nhất trí: chính quyền vẫn tôn trọng chính sách tự do tín ngưỡng, giáo dân được tự do phụng thánh, các giáo sĩ được rao giảng, phụng đạo theo đúng giáo luật trong địa hạt được phân công của tòa giám mục. Khi đi giảng lễ ngoài địa phận, linh mục phải báo cáo cho chính quyền sở tại. Việc hội họp chính quyền, đoàn thể ở vùng có nhiều tín đồ phải trừ các ngày lễ trong Công giáo và tạo điều kiện giúp giáo dân được hành lễ trịnh trọng đúng pháp luật.\
Từ năm 1968 đến 1975, về cơ bản tình hình tôn giáo trở lại nề nếp. Rất nhiều làng công giáo toàn tòng thành điểm sáng trong đời sống văn hóa, ngót 1 vạn thanh niên công giáo tòng quân đánh giặc. Sau ngày Việt Nam thống nhất, Giám mục Đinh Đức Trụ tiếp tục quản địa phận Công giáo Thái Bình 4 năm rồi mất tại Chính tòa Thái Bình ngày 7-6-1982. Trước đó, từ giữa năm 1979, mọi việc đã ủy thác cho Giuse Maria Đinh Bỉnh. Ngày 8-12-1979, linh mục được tòa thánh Vaticang chính thức bổ nhiệm Giám mục xứ đạo Thái Bình.
Trong 10 năm quản giáo phận, Giám mục Đinh Bỉnh đã đào tạo thêm 16 linh mục, truyền chức và giao quyền cho 4 linh mục, Giáo phận Thái Bình đã thực hiện được tiêu chí mà Giáo hội đặt ra là “kính chúa, yêu nước”, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Quan hệ giữa giáo dân với chính quyền cởi mở, tôn trọng lẫn nhau hơn. Giám mục Đinh Bỉnh từ trần tháng 3-1989.
- Giáo phận trong thời kỳ đổi mới.
Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam tháng 12-1986 là bước ngoặt trong lịch sử Đản bộ và nhân dân Thái Bình, đó cũng là mốc phát triển mới trong cộng đồng Ki tô giáo tỉnh Thái Bình. Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách cởi mở: về kinh tế, chấp nhận nhiều thành phần kinh tế, về đối ngoại thực hành chính sách “mở cửa”… quan hệ giữa các chức sắc tôn giáo và chính quyền tốt đẹp.
Thông cáo Tết của Tòa giám mục Thái Bình nhân dịp xuân Tân Tỵ (2001) đã hàm chứa tinh thần đoàn kết, hòa hợp tiến tới mục đích “tốt đời, đẹp đạo” của các linh mục, chức sắc và chiên chúa trong thời kỳ này.
Ngày 5-1-1991, Tổng Giám mục Việt Nam cử ông Phanxico Xavie Nguyễn Văn Sang về giữ trọng trách quản giáo giáo phận Thái Bình (và tỉnh Hưng Yên). Trong 20 năm Thái Bình đổi mới, 15 năm dưới sự dẫn dắt của Giám Mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn Sang, kỷ cương và thiết chế giáo phận từng bước hoàn thiện.
Toàn giáo phận chia thành 64 giáo xứ, 436 họ giáo. Riêng tỉnh Thái Bình có 46 xứ và 293 họ giáo (số liệu năm 1996). Tổng số giáo dân (tính cả tỉnh Hưng Yên) là 120.000 người. Linh mục đoàn có 13 vị do cha Jos Bùi Văn Cẩm phụ trách giáo phận Thái Bình có 28 linh mục xứ, 2 linh mục đang đi học nước ngoài, 9 thày tốt nghiệp thần học, 9 học viên đang học tại Đại chủng viện Hà Nội và 150 chiên chúa đang dự tu, 20 chiên chúa trong thời kỳ dự bị chủng sinh.
Một quy chế đã được xác lập:
- Mỗi giáo xứ có một hội đồng giáo xứ.
- Mỗi họ giáo có một ban hành giáo
Các xứ lập thêm dòng ba Đa Minh, các hội thánh Giu se, hội các bà mẹ Công giáo, hội con cái Đức Mẹ, hội dâng hoa, hội học trò, hội thánh Têxexa, ca đoàn, hội Trung binh, Nghĩa Binh… và các họ giáo, xứ đạo đều có đội kèn, trống, trắc…
Cơ sở vật chất được tăng cường, trên 50 nhà thờ được xây lại và xây mới với quy mô to lớn, kiến trúc hoành tráng… Tất cả các thánh đường đều được tu bổ. Trụ sở Tòa giám mục được nâng cấp 3 tầng khá đồ sộ. Nhà thờ Chính tòa trên đất cũ giữa trung tâm thành phố.
You may also...