Home » tinmoi
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ? KẺ MÈN - NHỮNG NỔI BẬT
Giáo Thanh Minh tọa lạc tại xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; cách Tòa Giám mục Thái Bình khoảng 35 km về phía Đông Nam; phía Đông giáp xứ Trung Đồng; phía Tây giáp xứ Đông Thành. Trước đây, Thanh Minh thuộc làng Phương Viên, tổng Đông Thành, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Thanh Minh trước đây nằm trong vùng đất của Kẻ Mèn, nên nơi đây đón nhận Tin Mừng khá sớm, khoảng năm 1780.Khi cha thánh Đaminh Nguyễn Văn Xuyên coi sóc Kẻ Mèn (1821 - 1825), ngài đã thành lập tại làng Phương Viên một họ giáo tên là Thanh Minh. Khi đó giáo họ có 120 nhân danh, với ngôi nhà thờ nhỏ 5 gian lợp tranh, nhận thánh Vinh sơn làm quan thầy.Năm 1872, cha thánh Liêm cùng họ giáo xây dựng nhà thờ bằng gỗ lim, chạm trổ khá công phu.
Năm 1903, Thanh Minh được chuyển từ Trung Đồng về Đông Thành khi giáo xứ này được thiết lập. Lúc này, Thanh Minh có khoảng 1.518 nhân danh.Tuy là một giáo họ, Thanh Minh vẫn thường xuyên có các cha về coi sóc. Năm 1920 - 1926, cha Gioakim Tòng cai quản giáo họ. Ngài cùng với giáo dân xây dãy nhà cấp bốn phía Đông nhà thờ. Từ năm 1926 - 1929, cha Đaminh Tuần về họ giáo, ngài hướng dẫn giáo dân xây ngôi nhà xứ cổ kính.Ngày 26.10.1930, Đức cha Phêrô Munagorri Trung ban Sắc nâng họ giáo Thanh Minh lên hàng giáo xứ, với các họ trực thuộc: An Đạo, Đông Quách, Thánh Gia, Minh Nghĩa và Qua Viên.
Từ 1937 - 1942, cha Đaminh Thọ coi xứ Thanh Minh. Ngài hướng dẫn giáo dân xây thêm dãy nhà cấp bốn phía Tây nhà chính.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, Thanh Minh luôn có các cha quản nhiệm. Năm 1977, cha Antôn Bùi Xuân Huyên về quản nhiệm giáo xứ. Ngài cùng giáo dân xây lại nhà thờ, khởi công ngày 14.03.1994 và cắt băng khánh thành 02.10.1994.Ngày 09.03.1996, cha Phêrô Nguyễn Đình Tân được bổ nhiệm về nhiệm sở giáo xứ (thay cha Antôn Huyên). Ngài cùng với giáo dân xây dựng hai cây tháp và sửa chữa một số ngôi nhà đã xuống cấp.Ngày 13.07.2002, cha Augustinô Phạm Quang Tường được bổ nhiệm về trực tiếp coi sóc Thanh Minh. Ngài đã kiện toàn các hội đoàn, mở các lớp giáo lý, sửa chữa và xây mới nhiều cơ sở vật chất như: Nhà giáo lý, nhà chung, khuôn viên nhà thờ, mười bốn đàng Thánh Giá.Giáo xứ Thanh Minh hiện nay gồm các giáo họ: An Đạo, Minh Thành, Qua Viên và Thánh Gia.Các linh mục đã từng phục vụ và nhiệm sở tại giáo xứ từ ngày thành lập đến nay: Cha Đaminh Tuần, Giuse Trần Trọng Luân, Đaminh Thọ, Giuse Tú, Phêrô Uyển, Phêrô Mai Chí Thuật, Giuse Cuông, cha Gioan Baotixita Trần Du Đồng, Tôma Trần Công Tính, Tôma Trần Trọng Hậu, Vinh sơn Nguyễn Lịch Thiệp, Giuse Vũ Văn Vân, Antôn Bùi Xuân Huyên, cha Phêrô Nguyễn Đình Tân và hiện nay là cha Augustinô Phạm Quang Tường.Giáo dân xứ Thanh Minh luôn cảm thấy vinh dự và tự hào là quê hương của thánh tử đạo Vinh sơn Phạm Văn Dương và các hiền phúc: Maria Từ, Vinh sơn Khuyến, Giuse Sỹ, Đaminh Vân, Tôma Bình, Giuse Thoan, Giuse Huy, Vinh sơn Vinh, Phêrô Xương, Vinh sơn Tuyên và Đaminh Biên.
Có Những Gì Nổi Bật:
- Năm ........đạt giải Giáo Xứ có nhiều cây cảnh đẹp và ý nghĩa.
- Năm..........đạt giải nhì về đoàn Kèn đồng của tỉnh.
- Là Giáo Xứ có cột cờ cờ cao nhất trong những tuần Chầu lượt.
- Năm........có tháp chuông cáo nhất giáo tỉnh và tượng Chúa Giê Su làm Vua cao to nhất.
- Là Giáo Xứ có bia đá (tạ ơn của những người xin khần khắp cả nước) nhiều nhất.
- Có nhiều hàng ghế đá nhất giáo hạt.
- Là Giáo Xứ có truyền thống xây dựng nhiều công trình trong thời gian ngắn nhất.
- Là Giáo Xứ tổ chức thành lập ban Lễ Sinh sớm nhất giáo hạt.
- Có đoàn kèn Nữ sớm nhất trong khu vực.
- Là Giáo Xứ có truyền thống học Giáo Lý (số lượng giới trẻ theo học) nhiều nhất khu vực.
- Và năm 2013 là Giáo xứ có Nhà Truyền Thống đẹp nhất Giáo Phận
- Có quả Trống lớn nhất Giáo Phận sau Giáo Xứ An Lạc
Tags:
tinmoi
Thanh Minh trước đây nằm trong vùng đất của Kẻ Mèn, nên nơi đây đón nhận Tin Mừng khá sớm, khoảng năm 1780.Khi cha thánh Đaminh Nguyễn Văn Xuyên coi sóc Kẻ Mèn (1821 - 1825), ngài đã thành lập tại làng Phương Viên một họ giáo tên là Thanh Minh. Khi đó giáo họ có 120 nhân danh, với ngôi nhà thờ nhỏ 5 gian lợp tranh, nhận thánh Vinh sơn làm quan thầy.Năm 1872, cha thánh Liêm cùng họ giáo xây dựng nhà thờ bằng gỗ lim, chạm trổ khá công phu.
Năm 1903, Thanh Minh được chuyển từ Trung Đồng về Đông Thành khi giáo xứ này được thiết lập. Lúc này, Thanh Minh có khoảng 1.518 nhân danh.Tuy là một giáo họ, Thanh Minh vẫn thường xuyên có các cha về coi sóc. Năm 1920 - 1926, cha Gioakim Tòng cai quản giáo họ. Ngài cùng với giáo dân xây dãy nhà cấp bốn phía Đông nhà thờ. Từ năm 1926 - 1929, cha Đaminh Tuần về họ giáo, ngài hướng dẫn giáo dân xây ngôi nhà xứ cổ kính.Ngày 26.10.1930, Đức cha Phêrô Munagorri Trung ban Sắc nâng họ giáo Thanh Minh lên hàng giáo xứ, với các họ trực thuộc: An Đạo, Đông Quách, Thánh Gia, Minh Nghĩa và Qua Viên.
Từ 1937 - 1942, cha Đaminh Thọ coi xứ Thanh Minh. Ngài hướng dẫn giáo dân xây thêm dãy nhà cấp bốn phía Tây nhà chính.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, Thanh Minh luôn có các cha quản nhiệm. Năm 1977, cha Antôn Bùi Xuân Huyên về quản nhiệm giáo xứ. Ngài cùng giáo dân xây lại nhà thờ, khởi công ngày 14.03.1994 và cắt băng khánh thành 02.10.1994.Ngày 09.03.1996, cha Phêrô Nguyễn Đình Tân được bổ nhiệm về nhiệm sở giáo xứ (thay cha Antôn Huyên). Ngài cùng với giáo dân xây dựng hai cây tháp và sửa chữa một số ngôi nhà đã xuống cấp.Ngày 13.07.2002, cha Augustinô Phạm Quang Tường được bổ nhiệm về trực tiếp coi sóc Thanh Minh. Ngài đã kiện toàn các hội đoàn, mở các lớp giáo lý, sửa chữa và xây mới nhiều cơ sở vật chất như: Nhà giáo lý, nhà chung, khuôn viên nhà thờ, mười bốn đàng Thánh Giá.Giáo xứ Thanh Minh hiện nay gồm các giáo họ: An Đạo, Minh Thành, Qua Viên và Thánh Gia.Các linh mục đã từng phục vụ và nhiệm sở tại giáo xứ từ ngày thành lập đến nay: Cha Đaminh Tuần, Giuse Trần Trọng Luân, Đaminh Thọ, Giuse Tú, Phêrô Uyển, Phêrô Mai Chí Thuật, Giuse Cuông, cha Gioan Baotixita Trần Du Đồng, Tôma Trần Công Tính, Tôma Trần Trọng Hậu, Vinh sơn Nguyễn Lịch Thiệp, Giuse Vũ Văn Vân, Antôn Bùi Xuân Huyên, cha Phêrô Nguyễn Đình Tân và hiện nay là cha Augustinô Phạm Quang Tường.Giáo dân xứ Thanh Minh luôn cảm thấy vinh dự và tự hào là quê hương của thánh tử đạo Vinh sơn Phạm Văn Dương và các hiền phúc: Maria Từ, Vinh sơn Khuyến, Giuse Sỹ, Đaminh Vân, Tôma Bình, Giuse Thoan, Giuse Huy, Vinh sơn Vinh, Phêrô Xương, Vinh sơn Tuyên và Đaminh Biên.
Có Những Gì Nổi Bật:
- Năm ........đạt giải Giáo Xứ có nhiều cây cảnh đẹp và ý nghĩa.
- Năm..........đạt giải nhì về đoàn Kèn đồng của tỉnh.
- Là Giáo Xứ có cột cờ cờ cao nhất trong những tuần Chầu lượt.
- Năm........có tháp chuông cáo nhất giáo tỉnh và tượng Chúa Giê Su làm Vua cao to nhất.
- Là Giáo Xứ có bia đá (tạ ơn của những người xin khần khắp cả nước) nhiều nhất.
- Có nhiều hàng ghế đá nhất giáo hạt.
- Là Giáo Xứ có truyền thống xây dựng nhiều công trình trong thời gian ngắn nhất.
- Là Giáo Xứ tổ chức thành lập ban Lễ Sinh sớm nhất giáo hạt.
- Có đoàn kèn Nữ sớm nhất trong khu vực.
- Là Giáo Xứ có truyền thống học Giáo Lý (số lượng giới trẻ theo học) nhiều nhất khu vực.
- Và năm 2013 là Giáo xứ có Nhà Truyền Thống đẹp nhất Giáo Phận
- Có quả Trống lớn nhất Giáo Phận sau Giáo Xứ An Lạc
You may also...